bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không
Sức khỏe

Bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không? Mẹo chữa trị hiệu quả

Bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không? Mẹo chữa trị hiệu quả cũng sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo và thực hành. Hãy cùng theo dõi để bạn có thể biết được tê chân tay có sao không và chúng nên được xử lý như thế nào?

Tình trạng tê bì chân tay là một phản ứng bình thường của cơ thể, nó xảy ra do các chi không được cung cấp đủ máu. Tuy nhiên tê tay chân có nguy hiểm không vẫn còn làm nhiều người hoang mang. Có thể nói tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi thường xuyên gặp phải hiện tượng này trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Các nguyên nhân gây tê bì chân tay

1. Nguyên nhân bệnh lý

  • Thoái hóa cột sống: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng tê bì chân tay. Thường xảy ra vào ban đêm, hoặc khi thời tiết thay đổi. Thoái hóa cột sống khiến sụn khớp bị bào mòn, hình thành gai xương, chèn ép vào các rễ thần kinh, gây cảm giác tê mỏi cổ sau đó lan xuống bả vai và xuống cánh tay.
  • Thoát vị đĩa đệm: Xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài ảnh hưởng đến các rễ thần kinh xung quanh dẫn đến tê bì chân tay ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Các khớp chân, tay bị viêm cũng khiến tay chân tê mỏi. Người bệnh cảm thấy tình trạng này trầm trọng hơn khi người bệnh nằm hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài.
  • Hẹp ống sống: đây là tình trạng cột sống bị biến dạng, ống sống bị chít hẹp, chèn ép các rễ thần kinh chạy qua vùng này, gây tê bì kéo dài. Tình trạng này nếu không được cải thiện sớm có thể dẫn đến tắc nghẽn, máu lưu thông kém, khó khăn trong quá trình vận động.
  • Bệnh đa xơ cứng: căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, làm tổn thương lớp vỏ Myelin và dẫn đến tê bì chân tay.
bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không
Các nguyên nhân gây tê bì chân tay

2. Những nguyên nhân khác

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, các cơ xương dần bị thoái hóa, khả năng vận chuyển máu đến các chi không còn nhanh như trước, gây ra tình trạng tê bì chân tay cho người bệnh.
  • Vận động sai tư thế: một số tư thế trong sinh hoạt hàng ngày như ngồi xổm, ngủ nghiêng,… trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến tay chân bị tê liệt.
  • Làm việc không khoa học: đây cũng là một nguyên nhân khiến vùng tay chân bị tê mỏi. Chấn thương: chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã, .. nếu không được điều trị triệt để lâu ngày cũng gây ra tình trạng tê bì chân tay.
  • Chế độ ăn uống không khoa học gây thiếu hụt chất trầm trọng, có thể dẫn đến tình trạng tê bì chân tay ở nhiều người.
  • Thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng đến hệ xương và làm tê bì chân tay.

Bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tình trạng tê tay chân lặp đi lặp lại thường xuyên kèm theo các biểu hiện sau thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay:

  • Chân tay tê bì, cảm giác nóng, rát là do rễ thần kinh bị tổn thương.
  • Mất cảm giác tứ chi, tê bì chân tay lâu ngày có thể khiến tứ chi bị mất cảm giác.
  • Chân và tay tê và đau, thường ở thời điểm muộn hơn và có thể lan sang các vùng khác, gây khó khăn cho cử động.
  • Bị chuột rút cánh tay hoặc chân, bắp tay và bắp chân bị co thắt đột ngột.
  • Tê bì chân tay kèm theo hay quên, nhức đầu, chóng mặt và có thể khó thở hoặc tê bì.
  • Mất kiểm soát các cơ quan như ruột và bàng quang.

Tê bì chân tay nếu không được phát hiện và xử lý sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt. Thậm chí ảnh hưởng đến hệ tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh thông thường là nhồi máu cơ tim,…

bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không
Bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Mẹo chữa bệnh tê bì chân tay

1. Xoa bóp, bấm huyệt

Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch, cân bằng âm dương. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt còn có tác dụng làm giảm tình trạng căng thẳng, co cứng ở các dây thần kinh và cơ.

Cách xoa bóp:

  • Xoa ấm lòng bàn tay và bàn chân, sau đó xoa từng ngón tay và ngón chân lên bên bị tê.
  • Thoa một chút dầu nóng lên vùng bị tê, trong 5 – 10 phút.

Cách bấm huyệt:

  • Các huyệt cần tác động điều trị tê bì chân tay: huyệt Bát Tà, huyệt Hợp Cốc, huyệt Dương Trì, huyệt Ngoại Quan, huyệt Nội Quan, huyệt Khúc Trì.
  • Dùng ngón tay cái với lực vừa phải ấn vào từng huyệt trong khoảng 1 phút, cho đến khi bạn cảm thấy đau lan ra xung quanh là được.

Việc chữa tê bì chân tay bằng cách bấm huyệt không đúng cách, xác định huyệt đạo không chính xác có thể gây tác dụng ngược. Vì vậy, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của người có kinh nghiệm chuyên môn nếu có ý định chữa tê bì chân tay bằng bấm huyệt.

bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không
Mẹo chữa bệnh tê bì chân tay

2. Chườm nóng

Với phương pháp chườm nóng sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tăng cường bơm máu đến các vùng bị tê, đồng thời làm giãn các dây thần kinh, gân cơ, giúp bạn nhanh chóng trở lại các cử động chân tay bình thường.

Người bệnh tê bì chân tay có thể dùng khăn nhúng nước nóng, vắt ráo nước rồi chườm lên vùng tay, chân bị tê. Hoặc rang muối nóng rồi cho vào túi sạch chườm lên chỗ tê.

3. Tắm bằng nước ấm

Mang lại hiệu quả tương tự như phương pháp trên, bạn có thể tắm bằng nước ấm ngày 1-2 lần. Tuy nhiên, cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để hạn chế tình trạng bỏng da, khiến da bị khô.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không cũng như cách chữa trị ra sao. Bạn hãy cố gắng thực hành những lời khuyên được đưa ra để cải thiện tốt hơn tình trạng tê nhức này nhé.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *