Bị tê nhức chân tay khi mang thai là do đâu? Cách khắc phục ra sao sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo rõ ràng. Để từ đó bạn có thể biết cách chăm sóc bà bầu nếu họ bị nhức tay khi mang thai thông qua chế độ dinh dưỡng và rèn luyện.
Một trong những vấn đề mà bà bầu thường gặp phải đó là tình trạng tê bì chân tay, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Việc bà bầu bị tê bì chân tay thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu.
Xem nhanh
Nhận biết triệu chứng bị tê nhức chân tay khi mang thai
Triệu chứng bị tê tay khi mang thai 5 tháng có thể xuất hiện, tuy nhiên trường hợp này rất ít khi xảy ra, nếu có cũng chỉ ở mức độ nhẹ, thoáng qua và nhanh chóng biến mất. Hầu hết hiện tượng này chỉ xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
Chị em sẽ có cảm giác tê như kiến bò hoặc ngứa ran như kim châm ở tay, chân. Đôi khi cảm giác có thể chuyển sang dạng bỏng rát, đau đớn hoặc gây mất cảm giác ở những nơi thường bị tê. Các biểu hiện này thường xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, cổ tay, chân, thậm chí có thể lan xuống mắt cá chân hoặc đùi, hông và thắt lưng.
Hiện tượng này thường xảy ra khi thai phụ ngồi quá lâu ở một tư thế hoặc khi đứng quá lâu, cầm dụng cụ quá lâu hoặc khi vừa ngủ dậy. Ngoài ra, bà bầu bị tê tay chân còn có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác ngoài tay chân như lưỡi, mặt, bụng,…

Bị tê nhức chân tay khi mang thai là do đâu?
1. Tê bì chân tay do tăng cân
Phụ nữ mang thai thường tăng cân rất nhanh khiến mạch máu bị đè nặng dẫn đến tê tay chân. Đặc biệt, vào những tháng cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có nhiều thay đổi so với khi chưa mang thai nên hiện tượng tê tay chân lúc này cũng sẽ nghiêm trọng hơn trước.
2. Thiếu chất, thiếu vitamin
Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của bà bầu vô cùng quan trọng. Bà bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết như magie, canxi, axit folic, các loại vitamin như B1, B2,… Khi cơ thể thiếu hụt các vitamin và khoáng chất này, sức đề kháng sẽ giảm sút, tuần hoàn kém hoặc thiếu máu sẽ khiến bà bầu bị tê bì chân tay.
3. Ít vận động
Một trong những lý do phổ biến nhất gây ra tê bì chân tay là do lười vận động. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn. Trọng lượng cơ thể nặng nề cộng với sự mệt mỏi khi mang thai sẽ khiến người phụ nữ trở nên lười vận động. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến bà bầu dễ bị tê bì chân tay và còn có nguy cơ sinh khó.
Việc lười vận động, di chuyển sẽ khiến quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn hơn, các vùng ngoại vi như tay, chân sẽ không được cung cấp đủ máu khi mẹ bầu chỉ ngồi yên một chỗ. Vì vậy, tình trạng tê bì chân tay sẽ xuất hiện ngày càng nhiều nếu thai phụ ít vận động.

4. Thay đổi nội tiết tố
Relaxin là một loại hormone được tiết ra vào khoảng những tháng cuối của thai kỳ. Nó có tác dụng làm mềm xương chậu và các khớp giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này cũng khiến thai nhi dễ chèn ép vào dây thần kinh dẫn đến tê nhức các vùng xung quanh.
Ngoài ra, nội tiết tố khi mang thai cũng có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay, khiến bàn tay và cánh tay của bà bầu bị tê cứng. Lượng máu trong cơ thể bà bầu cũng có thể bị tăng lên đến 50%, khiến các dây thần kinh ở cánh tay phải chịu áp lực lớn, dẫn đến tình trạng tê mỏi cánh tay, ngón tay, bàn tay.
5. Do bệnh lý
Một số tình trạng có thể gây tê tay và chân thường xuyên khi mang thai là:
- Bệnh tiểu đường.
- Béo phì, cholesterol cao.
- Rối loạn thần kinh thực vật.
- Thiếu máu, lượng đường trong máu thấp.
Cách khắc phục tê nhức tay phải khi mang bầu
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: canxi, axit folic, vitamin B21, C, D, kẽm,… là những chất cần thiết trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể sử dụng nhiều trứng, sữa và các loại rau xanh, trái cây,… để có thể cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cả mẹ và bé.
- Nên kê gối để mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất khi ngủ.
- Cần tập thể dục với cường độ vừa phải, thường xuyên. Các bài tập kéo căng cơ hay yoga đều rất hữu ích cho phụ nữ mang thai. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp bà bầu lưu thông khí huyết, giảm căng cứng và tăng sức bền cho cơ thể.
- Massage tay chân cũng là một phương pháp rất tốt và hữu ích. Mỗi ngày mẹ bầu có thể dành ra 30 phút để cơ thể được thư giãn bằng các động tác massage nhẹ nhàng. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể kết hợp với việc ngâm mình trong nước ấm để giúp giảm các triệu chứng tê bì chân tay.
- Vận động nhiều hơn cũng sẽ giúp mẹ bầu tránh được tình trạng tê tay chân. Ngoài việc tập thể dục, mẹ bầu cũng nên thay đổi tư thế nằm, ngồi thường xuyên để tránh tình trạng khí huyết dồn ứ dẫn đến tê bì chân tay.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc bị tê nhức chân tay khi mang thai. Cũng như hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe mẹ bầu cách tốt hơn.