Biến chứng của sốt siêu vi ở trẻ em sẽ được cung cấp trong bài viết cùng với những cách xử lý kịp thời cho bạn tham khảo và áp dụng. Hy vọng rằng với những chia sẻ dưới đây có thể giúp bạn chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi một cách tốt hơn nữa nhé.
Những biến chứng của sốt siêu vi ở trẻ em có thể được nhắc đến như: Sốc, viêm phổi, viêm tiểu phế quản,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vậy, những dấu hiệu nhận biết trẻ bị những biến chứng này là gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu rõ ràng hơn trong bài viết sau đây nhé.
Xem nhanh
Tìm hiểu về bệnh sốt siêu vi ở trẻ em
Trẻ sốt siêu vi hay còn được gọi là sốt virus là sốt do trẻ nhiễm các loại siêu vi (virus) khác nhau. Có nhiều tác nhân gây sốt do virus điển hình trong số đó là Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Influenza virus, Enterovirus.
Bệnh thường gặp nhất vào thời điểm chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng ẩm. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, nếu được điều trị tích cực sẽ nhanh chóng cải thiện. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan vì bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng sau sốt siêu vi cho trẻ cực nguy hiểm.

Những biến chứng của sốt siêu vi ở trẻ em
Dưới đây là các biến chứng của sốt siêu vi cũng như những cách chăm sóc kịp thời khi những biến chứng này khi chúng xuất hiện:
1. Biến chứng não ở trẻ em bị sốt siêu vi
Não bộ của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự dao động nhiệt độ và có thể gây co giật khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Khi bị biến chứng co giật, Trẻ sẽ có các biểu hiện sau:
- Ngừng hoạt động đột ngột, có thể bị ngã, trợn mắt, chân tay cứng và co giật.
- Không tự chủ được việc đại tiện và tiểu tiện.
- Lúc này, bạn cần hết sức bình tĩnh và tuân thủ những lưu ý sau:
- Đặt trẻ ở nơi thoáng gió, không có gió.
- Cởi quần áo của trẻ, không đắp chăn cho trẻ.
- Đừng cố gắng ngăn chặn cơn co giật của trẻ.
- Không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ, dù cứng hay mềm, chẳng hạn như khăn tay, vì nó cản trở hô hấp.
- Sau khoảng 2-5 phút, cơn co giật của trẻ chấm dứt, bạn cho trẻ nằm nghiêng, đầu hơi cúi và lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.
Lưu ý: Để phòng tránh biến chứng này, cha mẹ cần cho trẻ uống hạ sốt đúng liều lượng ngay khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Hoặc đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ sốt trên 38,5 độ nếu đứa trẻ có tiền sử sốt co giật.
2. Biến chứng viêm tiểu phế quản

Tiểu phế quản là một trong những bộ phận thuộc đường hô hấp dưới. Nếu virus xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường hô hấp, trẻ có khả năng bị biến chứng viêm tiểu phế quản. Khi trẻ có dấu hiệu ho kèm theo 1 trong 6 dấu hiệu dưới đây thì bé có nguy cơ cao bị viêm tiểu phế quản:
- Sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Sốt vừa phải hoặc cao
- Thở khò khè
- Cánh mũi phập phồng
- Xương sườn bị lõm khi cố gắng hít vào.
- Lúc này bạn cần đưa trẻ đi khám ngay để phòng ngừa nguy cơ trẻ bị viêm phổi.
3. Biến chứng viêm phổi
Viêm phổi là một biến chứng của bệnh sốt siêu vi ở trẻ em thường gặp sau khi bé bị biến chứng viêm tiểu phế quản. Biến chứng viêm phổi ở trẻ em có 7 triệu chứng như sau:
- Ho khan hoặc có đờm
- Khó thở, ngực phập phồng
- Mệt mỏi
- Môi tái
- Rét run
- Khóc do đau cơ
- Trẻ kêu đau ngực.
Bạn cần đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện biến chứng viêm phổi để có hướng xử lý càng sớm càng tốt. Tránh dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy, suy hô hấp và tổn thương các cơ quan khác.
4. Biến chứng viêm thanh quản
Thanh quản nằm trong đường hô hấp trên của trẻ. Vì vậy, trẻ rất dễ bị viêm thanh quản khi bị nhiễm siêu vi qua đường hô hấp. Khi trẻ bị viêm thanh quản, bé sẽ xuất hiện 5 dấu hiệu sau:
- Ho, ho có đờm
- Nghẹt mũi
- Khi trẻ thở mũi và ngực phập phồng
- Giọng khàn
- Cổ họng sưng đỏ.
Lúc này, cách chăm sóc bé tốt nhất là cho bé nghỉ ngơi, giữ ấm đủ (nhất là vùng cổ, lòng bàn tay, bàn chân) để tránh bé bị nhiễm lạnh khiến bệnh nặng hơn. Bạn cần chú ý đến nhịp thở, nhiệt độ của trẻ và đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có các biểu hiện: Thở rít ngay cả khi nằm yên, kích động, vật vã hoặc da tái xanh vì lúc này từ viêm thanh quản đã dẫn đến suy hô hấp ở trẻ.
Phòng ngừa biến chứng của sốt siêu vi ở trẻ em

Bổ sung nước cho trẻ: Bạn có thể bù oresol, sữa mẹ hay nước hoa quả giàu vitamin, nước chanh, diếp cá hay kinh giới,…
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Bạn có thể bổ sung những thực phẩm giàu protein như thịt bò nạc, cá ngừ, bông cải xanh,… Thực phẩm probiotic như sữa chua, kefir,…
Thường xuyên theo dõi thân nhiệt cho trẻ.
Cuối cùng là tiêm vacxin để phòng ngừa biến chứng của sốt siêu vi ở trẻ em thật hiệu quả như vacxin phòng sởi, ho gà, quai bị, rubella,…
Như vậy, biến chứng của sốt siêu vi ở trẻ em tuy nguy hiểm nhưng không khó để bạn nhận biết phải không nào. Bạn chỉ cần chú ý quan sát biểu hiện của trẻ, đo nhiệt độ cho bé thường xuyên sẽ giúp bé hạn chế được những biến chứng nguy hiểm này nhé.