Người bị đau mắt đỏ uống thuốc kháng sinh gì để điều trị hiệu quả? Bởi lẽ, nếu bạn sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để điều trị đau mắt đỏ đúng cách và mau khỏi bạn có thể tham khảo bài viết này.
Đau mắt đỏ là một tình trạng rất phổ biến mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp. Bởi lẽ, đây là bệnh lý dễ lây lan và khiến cho người người cực kỳ khó chịu. Giải pháp nhiều người tìm đến chính là điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bạn tùy tiện sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây nhiều phiền toái. Nhiều trường hợp có thể dẫn đến tình trạng bị mất thị lực về thời gian sau. Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết đau mắt đỏ uống thuốc kháng sinh gì để mau khỏi nhé.
Xem nhanh
Đau mắt đỏ uống thuốc kháng sinh gì để mau khỏi?
Nhiều người vẫn thắc mắc rằng bị đau mắt đỏ uống kháng sinh gì để nhanh khỏi? Cho đến hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc trị đau mắt đỏ chuyên biệt. Những loại thuốc đang sử dụng chỉ để đối phó với chứng đau mắt đỏ như acyclovir và zovirax. Các loại thuốc này chỉ có tác dụng hạn chế và kìm hãm sự phát triển của vi-rút. Sử dụng chúng cũng không giúp bệnh mau khỏi mà chỉ hỗ trợ bệnh tiến triển nhanh hơn.

Người bị bị đau mắt đỏ uống thuốc kháng sinh gì để mau lành? Bạn chỉ nên sử dụng kháng sinh dưới dạng tra và nhỏ vào mắt tại chỗ. Các loại thuốc kháng sinh cho người mắt đỏ phổ rộng để tránh bị nhiễm trùng. Chúng bao gồm tobramycine 0.3% (tobrex, toeycine), neomycine, polymycine B (cebemycine) và quinolone (oflovid, okacin, vigamox).
Bên cạnh đó, bạn nên vệ sinh mắt đỏ bằng nước muối sinh lý 0,9% thường xuyên. Hoặc bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo (Tear natural) để vệ sinh vùng mắt. Các loại này giúp rửa trôi được mầm bệnh, chất tiết và gỉ mắt một cách hiệu quả. Đồng thời, sẽ giúp giảm cảm giác cộm mắt và khó chịu ở mắt một cách đáng kể.
Có nên lạm dụng thuốc kháng sinh khi bị đau mắt đỏ không?
Với câu hỏi đau mắt đỏ uống thuốc kháng sinh gì bạn cũng đã có câu trả lời. Có thể thấy, việc sử dụng thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ chỉ có thể hạn chế sự sinh sôi của virus. Chớ các loại thuốc này không hề giúp bệnh đau mắt đỏ được nhanh khỏi. Trong khi đó, nếu bạn lạm dụng thuốc kháng sinh quá nhiều còn có thể gây những tác dụng phụ. Và có thể làm ảnh hưởng đến thị lực về sau của bạn nếu không dừng lại kịp lúc.
Cụ thể, theo nguồn số liệu thống kê, 30% nguyên nhân gây ra những bệnh về mắt. Ví dụ như khô, mỏi mắt và tăng áp lực nội nhãn đều do phản ứng phụ của thuốc kháng sinh. Bởi vì khi dùng kháng sinh, nó không chỉ tập trung vào vị trí đang bị viêm nhiễm. Mà chúng còn theo máu đến toàn bộ cơ thể, trong đó có mạng lưới mạch máu ở võng mạc.

Sử dụng những loại thuốc kháng sinh càng mạnh và càng lâu, thị lực sẽ càng giảm nhanh. Bên cạnh đó, việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng lờn thuốc.
Hướng dẫn cách điều trị đau mắt đỏ đúng cách và hiệu quả
Thay vì cứ suy nghĩ đến việc đau mắt đỏ uống thuốc kháng sinh gì? Tại sao bạn không tìm hiểu và tham khảo thêm nhiều cách chữa đau mắt đỏ khác? Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và bạn mau lành bạn có thể áp dụng những nguyên tắc sau:

- Nếu bị đau mắt đỏ, khi ra ngoài bạn cần trang bị kính râm và khẩu trang đầy đủ.
- Thường xuyên rửa tay một cách sạch sẽ để giảm thiểu khả năng lây lan bệnh cho những người xung quanh.
- Thường xuyên vệ sinh vùng mắt bằng loại nước muối sinh lý. Hoặc bạn có thể tra thuốc mắt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối, bạn không được tự ý thêm bớt liều lượng và thời gian thực hiện.
- Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và đúng đắn. Trong đó, bạn nên uống thật nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau có màu xanh. Ngoài ra, bạn nên tránh xa những loại thực phẩm như rượu bia, đồ tanh và tinh bột. Bởi lẽ, chúng chính là nguyên nhân làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài viết trên cũng đã cho bạn biết khi bị đau mắt đỏ uống thuốc kháng sinh gì? Có thể kết luận, nếu sử dụng nhiều thuốc kháng sinh có thể làm bệnh tình nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn có thể áp dụng những phương pháp khác để cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy đau mắt đỏ còn kèm theo cộm, ngứa và chảy nước mắt. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi vì, nếu được chữa trị đúng cách, bệnh đau mắt đỏ có thể khỏi hẳn sau 7-10 ngày.