Sốt siêu vi viêm họng cần phải chữa trị như thế nào sẽ được hướng dẫn trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo qua và áp dụng theo. Cũng như bổ sung cho bạn thêm một số triệu chứng kèm theo của sốt siêu vi đã bạn có thể nhận biết được sớm và điều trị kịp thời.
Sốt siêu vi là căn bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ trong những ngày chuyển mùa với nguyên nhân là do nhiễm siêu vi. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như hệ hô hấp, phổi hay ruột. Trong bài viết dưới đây, sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về căn bệnh này để bạn đọc tham khảo.
Xem nhanh
Những triệu chứng của sốt siêu vi viêm họng
1. Mệt mỏi, đau nhức toàn thân
Các dấu hiệu đầu tiên của sốt siêu vi là mệt mỏi và đau nhức cơ. Trước khi hệ thống miễn dịch của bạn nhận ra và chống lại vi-rút khi bị sốt, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi và đau cơ không rõ nguyên nhân. Ở trẻ em, dấu hiệu đầu tiên có thể là mệt mỏi, lừ đừ.
2. Sốt cao
Sốt cao và dai dẳng là dấu hiệu điển hình của bệnh sốt siêu vi ở người lớn và trẻ em. Các cơn sốt sẽ tăng dần mức độ từ sốt nhẹ đến sốt cao trên 40 độ. Người bệnh có thể sốt liên tục, kéo dài hoặc sốt từng cơn và nặng hơn về đêm hoặc về chiều, tối.
3. Ngạt mũi, sổ mũi, ho, viêm đường hô hấp
Kèm theo sốt là các triệu chứng như ngạt mũi, ho, sổ mũi. Nhiều người cũng có thắc mắc rằng sốt siêu vi có đau họng không? Ở trẻ em có thể bị viêm đường hô hấp, viêm họng, đau họng, hắt hơi, sổ mũi,… Trẻ bị sốt siêu vi viêm họng cấp còn có thể bị viêm kết mạc, viêm hạch và một số triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Bạn cần phải hết sức lưu ý và đưa trẻ đi khám sớm.
Khi bị ho, sổ mũi, hắt hơi người bệnh cũng cần chú ý vệ sinh. Hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm cho người khác, dù là sốt siêu vi hay bất cứ bệnh truyền nhiễm nào khác.
4. Phát ban
Nổi mẩn đỏ phát ban cũng là một trong những triệu chứng của bệnh. Người bị sốt siêu vi thường phát ban sau khi sốt khoảng 2-3 ngày. Triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh sốt xuất huyết.
Cách điều trị sốt siêu vi viêm họng cấp
Trong các trường hợp, hầu như không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Vì vậy việc điều trị sẽ chủ yếu tập trung vào việc giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Các phương pháp trị sốt siêu vi kèm viêm họng thường được sử dụng là:
1. Hạ sốt
Đối với trẻ em nếu sốt trên 38,5 độ thì mới hạ sốt. Bên cạnh đó, kết hợp thêm các biện pháp như lau mồ hôi, chườm ấm, lau người bằng khăn ấm, mặc quần áo mỏng, thoáng,…
2. Bù nước và điện giải
Tích cực bù nước và điện giải để hạn chế tình trạng mất nước do sốt cao hoặc mất cân bằng điện giải. Bạn nên sử dụng các loại thuốc như Oresol hoặc ăn cháo muối loãng cũng là biện pháp tốt.
3. Ngăn ngừa bội nhiễm
Để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, bạn nên vệ sinh mũi sạch sẽ, dùng dung dịch NaCl 0,9% nhỏ mắt.
4. Dinh dưỡng và sinh hoạt
Ăn các chất dễ tiêu hóa như cháo, hoặc nước hoa quả giàu dinh dưỡng.
Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, lau bằng nước ấm.
Đặc biệt, cần luôn theo dõi thân nhiệt của trẻ, nên đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ sốt trên 38 độ C kéo dài và không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Những trường hợp trẻ lừ đừ, nôn trớ nhiều lần, co giật, đau đầu liên tục, sốt cao trên 3 ngày cũng nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế để được điều trị kịp thời.
Phòng ngừa bệnh sốt siêu vi ở trẻ
Tốt nhất khi trẻ có dấu hiệu bệnh nên đưa trẻ đi khám và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất. Để phòng bệnh sốt siêu vi cho trẻ, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (cơm, cháo, thịt, trứng, đậu, rau, củ, quả…), sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý.
Cho trẻ ăn thức ăn đã nấu chín và uống nước sôi để nguội.
Tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đối với trẻ mới tập bò, tập đi cần rửa tay chân thường xuyên, không để trẻ mút tay, chân, đồ chơi bị rơi rớt xuống sàn nhà.
Hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người, đi ngoài mưa, nắng nóng, không nên cho trẻ ở lâu trong phòng điều hòa.
Tóm lại, khi phát hiện mình bị sốt siêu vi viêm họng thì bạn cũng không cần quá lo lắng, dù là ở người lớn hay trẻ nhỏ. Thay vào đó, bạn hãy học cách chăm sóc, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nhận biết các biến chứng để xử lý kịp thời. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn không thuận lợi trong việc chăm sóc và điều trị bệnh thì bạn cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất nhé.