Sốt xuất huyết khó thở có nguy hiểm không? Phòng ngừa bệnh thế nào sẽ được hướng dẫn trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo và thực hành. Bệnh có thể tiến triển thành dịch bệnh nguy hiểm vậy nên hãy nắm rõ những thông tin về chúng trước và kịp thời xử lý.
Đại dịch sốt xuất huyết đã có từ lâu và chúng vẫn còn mãi hiện diện song song với đời sống sinh hoạt của chúng ta. Vậy nên bạn không được chủ quan trong kỳ tình huống nào liên quan đến bệnh. Và việc bạn tìm kiếm những thông tin về chúng cũng chính là một cách bạn đang bảo vệ sức khỏe của mình. Một trong số những câu hỏi được nhiều người quan tâm chính là sốt xuất huyết có bị khó thở không? Và lời giải cho vấn đề sẽ được nhắc dưới bài viết này.
Xem nhanh
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh do nhiễm vi rút Dengue, từ muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền. Căn bệnh này được ghi nhận từ thế kỷ 13, đã xảy ra ở hơn 100 quốc gia với số ca nhiễm lên tới 50-1000 ca mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp sốt xuất huyết vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm.
Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở thể bệnh nhẹ:
- Sốt cao đột ngột từ 39 độ đến 40 độ C, kéo dài 2 đến 7 ngày, khó khăn trong việc hạ sốt.
- Đau đầu dữ dội nhất vùng trán, sau nhãn cầu.
- Có thể có phát ban.
Ở bệnh nặng bao gồm các dấu hiệu trên cùng với một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu chảy máu: Xuất huyết chấm ngoài da, chảy máu cam, chảy máu nướu răng, vết bầm tím tại chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, tiêu phân đen (do xuất huyết nội tạng).
- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, mệt mỏi, tinh thần hoảng loạn (hội chứng sốc do xuất huyết nội gây mất máu, tụt huyết áp). Nếu bệnh nhân không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Sốt xuất huyết khó thở có nguy hiểm không?
Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm khi bạn mắc bệnh sốt xuất huyết:
- Chảy máu: Trên da xuất hiện những nốt hoặc chấm đỏ, chảy máu mũi, nướu răng, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen, kinh nguyệt không đều/chảy máu âm đạo;
- Nôn mửa liên tục;
- Đau bụng dữ dội;
- Buồn ngủ, lú lẫn hay rối loạn ý thức hoặc co giật;
- Bàn tay và bàn chân màu lục lam, lạnh và ẩm ướt;
- Sốt xuất huyết gây khó thở.
Ngoài ra, nếu người bệnh sốt cao liên tục mà không thể kiểm soát được bằng các loại thuốc hạ sốt thông thường thì cũng nên đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt. Những trường hợp có tiểu cầu thấp cũng cần nhập viện theo dõi để tránh nguy cơ chảy máu, xuất huyết não, xuất huyết nội.
Như vậy bạn có thể thấy rằng khó thở khi bị sốt xuất huyết là vô cùng nguy hiểm cần được bạn chú ý đến nhiều. Vì chúng có thể chuyển thành những biến chứng chết người của bệnh sốt xuất huyết:
- Giảm tiểu cầu: biến chứng giảm tiểu cầu không làm cơ thể mệt mỏi, hôn mê. Vì vậy, nhiều người khỏe mạnh chủ quan không theo dõi cho đến khi xuất hiện tình trạng chảy máu ồ ạt.
- Cô đặc máu: các biến chứng tan máu liên quan đến mệt mỏi, đau gan, nôn, buồn nôn, lơ mơ và hôn mê, thường kéo dài 24-48 giờ.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh sốt xuất huyết
Giai đoạn 1: Các triệu chứng thường khó phân biệt với các bệnh sốt siêu vi thông thường: bệnh nhân sốt cao đột ngột 39-40 độ C trong 1, 2 ngày đầu. Cần đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để xét nghiệm Dengue NS1 Ag ngay lập tức và điều trị kịp thời nếu kết quả dương tính.
Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể từ khi sốt, là giai đoạn rất nguy hiểm. Bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết: xuất huyết dưới da ở mặt trước cả hai chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi. Chảy máu cam; chảy máu chân răng. Các biến chứng nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện: người bệnh có thể bị chảy máu trong, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên.
Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục, bệnh nhân hết sốt và bắt đầu khá hơn, có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và bệnh nhân đi tiểu nhiều, xét nghiệm tiểu cầu tăng dần và trở lại trạng thái bình thường.

Phòng chống sốt xuất huyết
- Bịt kín tất cả các dụng cụ chứa nước có thể chứa lăng quăng, bọ gậy như: bể nước sinh hoạt, giếng, chum, vại, bể chứa nước nhà vệ sinh, thùng, xô, chậu,… để muỗi không vào đẻ trứng.
- Thường xuyên thực hiện các biện pháp kiểm soát lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào thùng chứa nước lớn. Vệ sinh các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ như bát, lọ hoa, khay nước của tủ lạnh hoặc điều hòa, cống rãnh, máng nước gia súc/gia cầm, bồn cây cảnh. Úp ngược các dụng cụ không chứa nước. Cho muối, dầu hoặc hóa chất diệt lăng quăng/bọ gậy vào bát nước dưới quầy, hố nước đọng.
- Dọn dẹp, lật úp các vật phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, lọ vỡ, gáo dừa, thùng cũ, hốc tre, bẹ lá,…
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không nên tự điều trị tại nhà.
Sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm và sốt xuất huyết khó thở lại càng nguy hiểm khó lường hơn nữa. Vậy nên trước khi để bệnh xuất hiện trên cơ thể bạn thì hãy chủ động phòng tránh chúng trước nhé.