ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Sức khỏe

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không? Chính là thắc mắc của rất nhiều người và sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ dưới đây có thể giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân thứ ba gây tử vong do ung thư ở phụ nữ, sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Tất cả đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung khi bắt đầu quan hệ tình dục. Vậy những dấu hiệu ban đầu và cách điều trị của ung thư cổ tử cung là gì?

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Ung thư cổ tử cung có 4 giai đoạn chính và giai đoạn đầu tiên được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Ở giai đoạn này, tế bào ung thư mới chỉ hình thành ở lớp bề mặt, chưa phát triển sâu vào các mô. Vậy nên, hầu như không có triệu chứng gì nên chị em không thể biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Khi ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể có các biểu hiện như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh nhiều năm bỗng nhiên bị chảy máu âm đạo không rõ lý do. Lượng máu ra ít và không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng.
  • Dịch âm đạo ra nhiều: Lượng dịch tiết ra nhiều màu trắng, thay đổi cả về tính chất. Chúng có mùi hôi và thay đổi về màu sắc.
  • Đau vùng chậu và lưng: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các cơn đau sẽ tiếp tục lan xuống chân và gây sưng phù chân.
  • Chuột rút: Đau đột ngột xung quanh xương chậu hoặc chuột rút ngay cả vào những ngày bạn không có kinh.
  • Bất thường khi đi tiểu: Cơ thể bị rò rỉ nước tiểu ngay cả khi hắt hơi, vận động mạnh, tiểu ra máu, đau buốt khi đi tiểu,…
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Chậm kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu kinh có màu đen sẫm,…
ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không?

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, khối u có thể xâm lấn sang các cơ quan lân cận. Gây suy thận, thiếu máu, phù chân hoặc di căn tế bào ung thư đến phổi, gan, xương,… Từ đó, làm khó khăn hơn cho việc điều trị, tăng biến chứng và giảm khả năng chữa khỏi.

Ở giai đoạn tế bào ung thư đã phát triển và di căn, các bác sĩ phải chỉ định xạ trị. Hoặc buộc cắt bỏ tử cung và buồng trứng khiến người phụ nữ không thể sinh con.

Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà thường tiến triển âm thầm từ 10 – 15 năm. Vì vậy, chị em hoàn toàn có thể phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh nếu thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư phụ khoa.

Nếu ung thư cổ tử cung phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao (bệnh nhân sống khỏe mạnh trên 5 năm). Tỷ lệ chữa khỏi ung thư cổ tử cung phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh:

  • Ung thư dạng nhẹ, ung thư tại chỗ: Tỷ lệ sống 5 năm lên đến 96% nếu được điều trị tích cực.
  • Giai đoạn I: Tỷ lệ sống thêm 5 năm là 80-90%.
  • Giai đoạn II: Tỷ lệ sống 5 năm là 50-60%.
  • Giai đoạn III: Tỷ lệ sống 5 năm là 25-35%.
  • Giai đoạn IV: Tỷ lệ sống 5 năm dưới 15%.
  • Hơn 90% bệnh nhân bị di căn xa sẽ tử vong trong vòng 5 năm.
ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không?

Điều trị và phòng ngừa ung thư cổ tử cung

1. Điều trị ung thư cổ tử cung

  • Tiền ung thư: Điều trị tại chỗ như rạch hình nón, phẫu thuật bằng vòng cắt đốt, laser, đông lạnh tế bào ung thư bằng nitơ lỏng. Với điều trị, chức năng của tử cung và buồng trứng ít bị ảnh hưởng hơn.
  • Giai đoạn I: Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, xạ trị. Phương pháp này có thể để lại sẹo sau phẫu thuật, gây chít hẹp cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Giai đoạn II – III: Xạ trị kết hợp hóa trị, cắt bỏ tử cung và buồng trứng (nếu có chỉ định). Do đó, điều trị sẽ không bảo tồn được chức năng sinh sản của nữ giới.
  • Giai đoạn IV: Điều trị khó khăn và tốn kém, chủ yếu bằng cách giảm các triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm.
ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Điều trị và phòng ngừa ung thư cổ tử cung

2. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

  • Tầm soát vấn đề ung thư cổ tử cung định kỳ.
  • Tiêm ngừa HPV: Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi nên tiêm phòng vắc xin HPV. 
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách là một trong những phương pháp giúp phòng tránh ung thư cổ tử cung khá đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết. Để tăng hiệu quả, bạn nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Thực hiện quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh bằng cách sử dụng bao cao su. Sống chung thủy một vợ một chồng để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với vi rút lây truyền qua đường tình dục.
  • Tăng cường sức đề kháng, bỏ thuốc lá, rượu bia và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Đây chính là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, ít bệnh tật.

Nếu bạn mắc phải bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao. Và để điều đó, thật sự biến mất thì bạn vẫn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh được nếu trên. Đặc biệt là bạn cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và chữa trị bệnh sớm nhất.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *